Thứ Năm, 8 tháng 1, 2015

Kết thúc môn bơi Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc 2014, nữ kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên giành 17 HC vàng cá nhân, một HC vàng và hai HC bạc đồng đội. 
Trong ngày thi đấu cuối cùng (15/12), Ánh Viên tiếp tục làm dậy sóng đường bơi xanh Đại hội diễn ra tại bể bơi thành phố Nam Định. 
Trong năm nội dung cá nhân cuối cùng, cô gái vàng của bơi lội Việt Nam tiếp tục thể hiện sự thống trị tuyệt đối ở đường bơi, khi giành 18 HC vàng và hai HC bạc ở các nội dung cá nhân và tập thể. Bảng thành tích của ngôi sao trẻ này càng ấn tượng với ba kỷ lục quốc gia và 11 kỷ lục Đại hội được thiết lập qua năm ngày thi đấu.  
anh-vien-d-3796-1393649723-281-7608-6020
Ánh Viên lập kỷ lục vô tiền khoáng hậu với 17 HC vàng cá nhân, một HC vàng đồng đội tại Đại hội. Ảnh: Đức Đồng.
Nội dung 200 mét ếch, Ánh Viên đoạt HC vàng với thời gian hai phút 35 giây 97.
Chung kết 800 mét nữ, cô cán đích đầu tiên với thời gian tám phút 54 giây 34 lập kỷ lục Đại hội. Tiếp đến cự ly 50 mét tự do, kình ngư sinh năm 1996 phá kỷ lục quốc gia với thời gian 26 giây 70.
Hai nội dung chung kết cuối cùng 200 mét bướm và 400 mét hỗn hợp, Ánh Viên cũng đoạt hai HC vàng cùng việc thiết lập hai kỷ lục Đại hội. Ngoài ra, kình ngư quê Cần Thơ còn đoạt một HC vàng đồng đội tiếp sức 4x100 mét hỗn hợp và hai HC bạc (4x100 mét tự do và 4x200 mét tự do).
Trước đó, nhà vô địch Olympic trẻ thế giới 2014 đã đoạt tổng cộng 12 HC vàng ở các nội dung 50 mét ếch, 200 mét ngửa, 200 mét hỗn hợp, 50 mét bướm, 100 mét tự do, 100 mét ếch, 400 mét tự do, 100 mét ngửa, 100 mét bướm, 1.500 mét tự do, 50 mét ngửa, 200 mét tự do.
Giành trọn vẹn 17 bộ HC vàng ở nội dung cá nhân, một nội dung đồng đội, Ánh Viên góp sức giúp cho đoàn Quân đội vượt qua TP HCM và Đà Nẵng để chiếm ngôi nhất toàn đoàn môn bơi với tổng cộng 18 HC vàng, bốn HC bạc, hai HC đồng.
Kết thúc môn bơi đã có 16 kỷ lục Đại hội và bảy kỷ lục quốc gia mới được thiết lập.

Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014

Tuy chỉ dành được HCĐ ở nội dung 400m hỗn hợp nữ nhưng Ánh Viên đã làm nên lịch sử cho nền bơi lội VN ở đấu trường Asiad khi cô là VĐV bơi lội VN đầu tiên giành huy chương ở đấu trường cao quý này..
Với sự khổ luyện và cố gắng tập luyện được hơn 2 năm ở Mỹ, Ánh Viên đã lập nên kỳ tích mới cho nền thể tao VN và cho ngành bơi lội là tấm HCV quý giá nội dung 200m hỗn hợp nữ ở giải đấu cao quý nhất thế giới dành cho các VĐV trẻ năm 2014.
Làm thế nào nổi ngửa được trên nước? Thả ngửa nổi là một kỹ thuật bơi lội có thể giúp người bơi thư giãn, nghỉ ngơi khi mệt hoặc đối phó với chuột rút hay các sự cố sông nước khác. Tuy nhiên, ngay cả đối với những người đã biết bơi, kỹ thuật thả ngửa nổi khá khó. Muốn học thả nổi ngửa nhanh và dễ, trước khi xuống nước, cần tìm kỹ hiểu khả năng cân bằng của cơ thể rồi mới xuống nước thực hành. 

-         Tìm hiểu trên cạn:

  ---  Ta có trò chơi sau: Đặt một cái thước gỗ học trò dài khoảng 30 cm lên sống ngón tay trỏ. Nếu điểm đặt nằm ở giữa thanh thước (15 cm), thước sẽ nằm ngang, cân bằng do trọng lượng thước ở 2 đầu bằng nhau. Giờ dịch điểm đặt sang phải hoặc sang trái một chút thì đầu thước trái hay phải sẽ chìm xuống tương ứng do sự thay đổi trọng lượng cánh thước ở 2 phía điểm đặt.
 ---   Sau đó, cắt 2 cm ở phần trái để thước chỉ còn dài 28 cm. Nếu vẫn đặt thước ở điểm 15 cm như trước, phần phải sẽ chìm xuống (lúc này cánh trái dài 13 cm, cánh phải dài 15 cm). Có hai cách làm cân bằng thước: 1 - Đặt thước ở điểm 14 cm để trọng lượng 2 cánh bằng nhau; 2 - Vẫn đặt thước ở điểm 15 cm, nhưng đặt chồng 2 cm thước vừa cắt rời ra lên đầu mút cánh trái. Thước cân bằng bởi tuy cánh trái ngắn hơn cánh phải 2 cm nhưng vẫn có trọng lượng bằng cánh phải. Với cách 2 này, trọng tâm (trung tâm trọng lực) của thước đã dời đi 1 cm về phía cánh trái.
  ---   Có thể coi cơ thể con người là “một cái thước” có chiều dài bằng chiều cao đo từ mặt đất tới đỉnh đầu. Nếu muốn cơ thể ta nằm ngang, cân bằng trên một điểm tựa nào đó, phải đặt cơ thể ở điểm trọng tâm để trọng lượng phía đầu và chân bằng nhau. Tương tự, ta có thể dịch chuyển điểm trọng tâm này bằng cách thay đổi riêng lẻ hoặc phối hợp 2 cánh tay đòn phía đầu và phía chân: Dang rộng hai chân sang ngang thành chữ V, hoặc gập vuông góc giữa đùi và cẳng chân (người lùn đi, cánh tay đòn phần chân ngắn lại), hoặc duỗi, chắp hai tay lên đỉnh đầu (cánh tay đòn phía đầu tăng lên vì tính cả chiều dài cánh tay).
 ---   Ở dưới nước, do phân bổ trọng lượng cơ thể không đồng nhất (đầu nhẹ, chân nặng) như cái thước gỗ và do lực đẩy nổi Archimedes của nước tác động khác nhau lên các phần cơ thể khác nhau, nên trong tư thế thả nổi tự nhiên (sấp hay ngửa), tay xuôi xuống dưới, thân người sẽ nằm xiên xiên trong nước, đỉnh đầu lập lờ sát mặt nước còn chân chìm phía sâu (giống cái bập bênh) với điểm trọng tâm nằm ở đâu đó ngang phần thắt lưng. Muốn thả nổi với phần mặt, mũi nhô khỏi mặt nước, ta phải điều chỉnh hai cánh tay đòn (phía đầu và phía chân) như đã nói ở trên để thân người ngang bằng mặt nước, tức là chân phải nổi hơn lên so với khi không làm gì.
 ---  Ta còn có thể dùng hơi thở để điều chỉnh trọng tâm cơ thể cũng như độ nổi của phần đầu, ngực nói riêng và độ nổi của toàn cơ thể nói chung. Khi thở sâu vào, phổi nhiều không khí hơn sẽ đẩy phần ngực, đầu và toàn bộ cơ thể nổi hơn, còn khi thở ra, ngực, đầu và toàn bộ người sẽ từ từ chìm xuống.

-  Thực hành dưới nước:


*   Yêu cầu: Trước khi học thả nổi ngửa cần làm chủ kỹ thuật thở: “Trên mặt nước há miệng hít hơ vào thật sau, dưới mặt nước thở ra bằng mũi”. Lưu ý là trong thả nổi ngửa, khi chìm đầu xuống nước luôn phải thở ra, vì nếu không thở ra, dưới tác động của trọng lực, nước sẽ chảy vào lỗ mũi gây sặc. Nên có kính bơi, nút tai để bảo vệ mắt, tai, tránh phân tâm khi tập.
---  Đứng ở nơi nước ngập ngang rốn, hay ngang ức (để đảm bảo an toàn), dang tay sang hai bên tạo với cơ thể hình chữ thập rồi vừa hít sâu vào vừa từ từ ưỡn cong người ra phía sau (như uốn dẻo) để đặt tay, lưng, đầu xuống cho tới khi nước ngập cân bằng qua hai bên mang tai. Lúc này hai đầu bàn chân vẫn bám sàn bể bơi. Nhớ là làm thật từ từ để nước tiếp nhận và đẩy cơ thể của bạn nổi lên, nếu đổ ùm lưng ra sau (lỗi này số đông hay mắc) thì phần đầu sẽ chìm ngay xuống, rất dễ sặc nước.
 ---  Khi thân người đã nằm ngang, hãy ấn nhẹ hai đầu mũi chân xuống sàn, đẩy người lao về phía sau, đồng thời nâng chân lên khỏi đáy bể bơi. Trong khi cơ thể bồng bềnh, lướt đi nhờ lực đẩy, người tập cần cảm nhận xem cơ thể mình phân bổ như thế nào trong nước để điều chỉnh hai cánh tay đòn (tay, chân) cho phù hợp theo cách ở trên.
  --- Trong tập thả nổi ngửa, ngoài lỗi đổ ùm lưng xuống như đã nói ở trên, còn một lỗi khác mà số đông hay mắc là cứng người vươn đầu lên cao (vì sợ chìm đầu sẽ sặc) làm cho đầu thân và chân tạo thành một hình cong. Nguyên tắc của cái bập bênh là đầu này lên cao thì đầu kia chìm xuống, mà để thả nổi ngửa thì đầu và chân phải nằm ngang bằng. Để sửa lỗi này, người học cần thả nổi cho nước ngập trên mang tai, hít hơi vào, ưỡn ngực và vểnh cằm lên cao cho đỉnh đầu chìm xuống còn chân thì nổi lên.
 ---  Thả nổỉ ở biển khi gió lặng, sóng yên dễ hơn ở bể bơi và ở sông vì nước biển có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của nước bể bơi, nước sông và của cơ thể người. Ở Biển Chết, biển rất mặn, khối lượng riêng của nước ở đây rất cao, cao đến nỗi người không biết bơi vẫn có thể nằm ngửa trên mặt nước đọc sách hay tập thiền.

Thứ Bảy, 11 tháng 10, 2014

PHƯƠNG PHÁP SƠ CỨU VÀ CỨU NGƯỜI BỊ ĐUỐI NƯỚC
Hè đến và nguy cơ tai nạn chết đuối đang hiện hữu.Vì vậy xin cung cấp 1 số thông tin liên quan đến cách cấp cứu người bị chết đuối. Để cứu người chết đuối, chúng ta có 3 giai đoạn : Vớt người; Xóc nước-hô hấp nhân tạo; Ủ ẩm- chống choáng
Chúng ta không ghét lũ lụt (vì có ghét nó thì hàng năm vẫn phải đối diện với nó), chúng ta cũng không sợ lũ lụt. Mà chúng ta phải tìm cách sống chung với lũ, đó cũng chính là mô hình mà chính phủ khuyến khích người dân các vùng đồng bằng nên thực hiện.
Ở vùng nhiều sông hồ hoặc đi tắm biển, nạn nhân chết đuối cũng xảy ra rất thường xuyên.
Phần chúng ta, nếu gặp những sự cố chứng kiến người sắp chết đuối đang vẫy vùng một cách tuyệt vọng, họ rất cần đến bàn tay cứu giúp của chúng ta nhằm vượt qua được lưỡi hái tử thần. Lúc ấy chúng ta sẽ phải hành động rất nhanh. Nhưng hành động đó như thế nào?
Trước hết, chúng ta phải quyết định thật sớm NGAY BÂY GIỜ, đừng chậm trễ.
- PHẢI TỰ HỌC BƠI để tự cứu được chính mình.
- HỌC CÁCH CẤP CỨU THỦY NẠN để cứu giúp người khác trong những lúc xảy ra sự cố.
Nếu bạn là người say mê Kỹ năng hoạt động dã ngoại, kỹ thuật cấp cứu thủy nạn là một môn học không thể thiếu trong hành trình của cuộc đời mình.
Học kỹ năng không phải để biểu diễn hoặc ganh đua với nhau trong những kỳ thi thố tranh tài cao thấp mà học kỹ năng cốt để ứng dụng tốt trong cuộc sống. Đôi khi, nhờ nó mà chúng ta thoát chết.
1. Vớt người:
Mặc dù có biết bơi hay không, khi gặp một người bị té xuống nước sâu,ta phải biết kêu gọi những người xung quanh tới trợ giúp. Nhưng luôn luôn phải để ý tới nạn nhân và cố gắng với sáng kiến và khả năng của mình tìm tòi mọi cách để vớt họ lên.
Trong trường hợp nạn nhân Ở GẦN BỞ, không phải lúc nào cũng có sẵn phao cứu hộ bên mình, ta có thể tận dụng một chiếc gậy, một cây sào... hoặc xa hơn một chút thì dùng một cuộn dây buộc một đầu vào một vật gì đó nổi lên được trên mặt nước như can nhựa, thùng nhựa, chai nước suối,thùng dầu ăn... đều có thể dùng cứu họ được. Ta hãy thực hiện bằng cách níu chặt lấy một thân cây, một mô đất hoặc một vật gì chắc chắn rồi ném hoặc đưa vật hiện có cho nạn nhân nắm lấy và lôi vào bờ.
- Nếu có nhiều người, ta giăng một hàng người nắm tay để kéo nạn nhân vào bờ.
- Nếu có thuyền, ta chèo thuyền đến chỗ nạn nhân, ghé mạn thuyền cho nạn nhân bám vào, cũng có thể đưa tay hoặc mái chèo ra cho nạn nhân nắm lấy, hoặc trong trường hợp khẩn thiết, ta buộc dây bám vào người và nhảy xuống nước cứu họ và dìu lên thuyền.
- Khi không có vật gì nơi tay mà một đứa bé đang bị ngộp ở chỗ không sâu lắm, tốt hơn hết là dùng áo của mình, quăng cho nó bám lấy và kéo vào bờ.
- Trường hợp nếu BẠN BƠI GIỎI, nạn nhân ở XA BỜ không thể dùng gậy hoặc sào, phải cởi quần áo thật nhanh, dùng miệng cắn cái áo (để hai tay không vướng víu) bơi nhanh về phía nạn nhân, đến gần cầm chạt tay áo,tung thân áo cho nạn nhân nắm lấy, rồi vừa bơi vừa kéo họ vào bờ. Nếu được nên tự trang bị cho mình một phao cứu hộ, hoặc bất kỳ một vật gì có thể nổi được như một trái banh da chẳng hạn.
- Nếu có dây dài, ta nên cột một đầu vào một điểm nào đó thật chắc chắn trên bờ, đầu kia buộc thật nhanh vào người bằng gút GHẾ ĐƠN (nhớ chừa một đoạn khoảng 2m để cột ngang người nạn nhân), bơi tới chỗ nạn nhân, đưa họ nắm và kéo vào bờ.
- Trong khi đó, tìm cách trấn an cho họ vững tâm tin tưởng là sẽ được cứu thoát. Theo kinh nghiệm cho thấy, lời nói trấn an của người cứu hộ rất quan trọng. Lời nói kịp thời của chúng ta đã cứu ược nạn nhân 50% rồi, vì họ ổn định được tâm lý và bớt uống nước.
LƯU Ý: nên nhớ rằng, giải pháp nhảy xuống nước cứu nạn nhân là giải pháp cuối cùng.Bởi vì thực tế đã có nhiều trường hợp người cứu nạn do chưa hiểu biết về các phương pháp cấp cứu thủy nạn, nên bị nạn nhân ôm cứng và cả hai cùng chết chìm.
Một số phương pháp cấp cứu thủy nạn:
* Phương pháp một:
Nạn nhân nằm ngửa, người cứu hộ bơi ở phía sau nạn nhân, một tay dung để bơi, một tay vắt lên ngang ngực xốc chéo qua nách bên kia. Bơi kiểu ếch đưa họ vào bờ.
Kiểu này khiến người cứu hộ khá mệt, nhưng làm cho nạn nhân được an toàn tuyệt đối.
Điều kiện: người được cứu phải khá tỉnh táo và có biết bơi đôi chút.
Lưu ý quan trọng: không được ăn nó khi xuống bới. Bởi vì lúc no bụng mà xuống nước, máu sẽ dồn về khoang bụng để chống lại với cái lạnh cách biệt bên ngoài (chênh lệch khoảng trên dưới 10 độ). Điều đó làm cho não bị thiếu máu, gây ra buồn ngủ, thậm chí bị choáng váng. Hãy cố gắng nghỉ ngơi ít nhất là 2 giờ sau khi ăn rồi mới được xuống nước bơi.
* Phương pháp hai:
Nâng cằm nạn nhân cho nằm ngửa hẳn mặt lên, như thế mũi (cơ quan hô hấp) của nạn nhân sẽ được thoát ra khỏi mặt nước. Phương pháp này dùng cho những nạn nhân có cơ thể hơi mập. Người cứu hộ có thể dùng tay còn lại để bơi vào bờ cho nhanh.
* Phương pháp ba:
Từ phía sau, người cứu hộ dùng tay nắm ngay chùm tóc phía trên trán, giựt ngửa đầu nạn nhân ra đằng sau. Phương pháp này dùng để cứu các bạn nữ rất có lợi.
* Phương pháp bốn:
Nắm cổ áo, nếu nạn nhân còn mặc đầy đủ quần áo mà ta lại không có thời gian cởi ra kịp dưới nước.
* Phương pháp năm:
Nếu nạn nhân đã bất tỉnh thật sự, ta có thể dùng hai tay ta nâng đầu nạn nhân nổi lên mặt nước, bơi ngửa bằng 2 chân và kéo vào bờ.
* Phương pháp sáu:
Nếu nạn nhân có trọng lượng nhẹ hơn ta và đã bất tỉnh. Ta có thể bơi ngữa, dùng ngực để đỡ đầu nạn nhân, hai tay xốc dưới nách cho nạn nhân nằm sải với tư thế thoải mái. Hai chân đạp kiểu ếch đưa nạn nhân vào bờ.
2. Xóc nước - Hô hấp nhân tạo :
Khi chúng ta đưa được nạn nhân vào bờ mà nạn nhân đã bị bất tỉnh, thì hãy xem thử họ có còn thở hay không. Nếu như họ còn thở thì chỉ cần xóc nước. Nếu hết thở thì làm hô hấp nhân tạo ngay. Muốn xóc nước thì ta làm như sau : Đưa nạn nhân lên cao rồi xóc vài cái cho nước trào ra, dùng tay móc những vật lạ mà họ đã nuốt phải ra khỏi miệng để tránh bị nghẽn đường hô hấp.

Hô hấp nhân tạo :
--Phương pháp thổi ngạt miệng qua miệng :
- Cách xử trí: Đặt nạn nhân ở nơi thoáng mát, nới lỏng quần áo, dây nịt, cà vạt … … Nếu có thể thì đặt nạn nhân nằm ngửa trên một mô đất cao, hay bàn ghế, giường … ,.. để chúng ta đỡ cúi gập người khi thao tác. Nếu trong miệng và cổ họng nạn nhân có vướng vật gì, hãy vấn vải vào đầu ngón tay và móc sạch ra, sau đó lau miệng nạn nhân cho sạch. Phương pháp thao tác : Kéo đầu nạn nhân ngửa về phía sau, kéo hoặc đẩy hàm dưới để cho miệng nạn nhân mở ra. Sau đó dùng bản tay vừa đẩy trán nạn nhân vừa bịt mũi họ lại bằng ngón trỏ và ngón giữa. Bàn tay kia dùng banh hàm nạn nhân và kéo miệng cho mở ra. Sau đó cần hít vào đầy lồng ngực, đoạn há miệng rộng rồi áp sát vào miệng nạn nhân. Thổi hơi thật mạnh cho đến khi thấy lồng ngực của nạn nhân phồng lên, mấy hơi đầu cần thổi thật mạnh. Sau đó nghiêng đầu lắng tai nghe hơi thở trở ra. Lặp lại động tác trên với nhịp độ 12 lần trong một phút đối với người lớn và 20 lần một phút đối với trẻ em. 
--Phương pháp thổi ngạt và ấn tim:
 -  Ta quỳ cạnh nạn nhân, hai tay thẳng, hai bàn tay chồng lên nhau đặt lên lồng ngực nơi xương ức nạn nhân. Đè tay ép lồng ngực nạn nhân xuống rồi từ từ buông ra, làm theo chu kỳ : khoảng thời gian từ 14 - 15 giây, chúng ta ép ngực nạn nhân khoảng 15 lần và thổi ngạt 2 lần. Sau mỗi 4 chu kỳ chúng ta kiểm tra mạch và hơi thở của nạn nhân một lần.

*chú ý: Không nên cố tìm cách cho nước trong phổi nạn nhân chảy hết ra ngoài bằng cách xốc nước ( vác nạn nhân chạy vòng vòng cho nước chảy ra) vì như thế sẽ bỏ lỡ thời gian cho việc làm hồi sức cấp cứu tim mà chỉ cần chậm trễ 4 phút thôi là não có nguy cơ bị chết. Trong quá trình hồi sức cáp cứu tim phổi, nước trong phổi sẽ tự động thoát ra ngoài. Nếu là nước sông, hồ thì nước sẽ thấm vào hệ tuần hoàn rất nhanh do hiện tượng thẩm thấu( nước sông, hồ có nồng độ loãng hơn máu). Khi làm xoa bóp tim ngoài lồng ngực thì không nên làm quá mạnh vì có thể làm gãy sương xường nạn nhân.
3. Ủ ấm - Chống choáng :

Khi nạn nhân vào bờ mà còn tỉnh táo, hoặc sau khi xóc nước và làm hô hấp nhân tạo, nạn nhân đã tỉnh lại, hãy thay quần áo khô cho họ, dùng chăn để ủ ấm và cho họ uống trà nóng hay cà phê nóng.

Thứ Sáu, 10 tháng 10, 2014

  *  Nguyên nhân "Chuột rút":
Có hai nguyên nhân chính gây "Chuột rút" hay "Vọp bẻ" là thiếu ôxy cho cơ bắp hoặc cơ thể thiếu nước và muối ăn. Các rối loạn điện giải có thể gây ra chuột rút, đặc biệt là hạ canxi máu (thiếu canxi) hoặc hạ kali máu (thiếu kali) khi ra mồ hôi quá nhiều mà không được bù đắp. Ngoài ra khi có "tháng", chị em rất dễ bị chuột rút ở mức độ nhất định tại vùng bụng gây đau lan tỏa ra thắt lưng và đùi. Một số phụ nữ mang thai cũng hay bị chuột rút, nhiều khi vào ban đêm.
 *  Hậu quả:
Chuột rút rất nguy hiểm khi bơi lội. Cơn đau do chuột rút có thể làm giảm khả năng bơi lội. Nghiêm trọng hơn là bị chết đuối.
 *  Phòng ngừa "Chuột rút" khi bơi lội:
Các nguy cơ hạ thân nhiệt, nhiễm lạnh, hạ đường huyết dẫn đến "chuột rút" thường xảy ra với những bạn ở trong nước lâu, hay xuống nước lúc trời mới sáng hay nhá nhem tối, hay bỏ bữa trước đó. Tuy nhiên cũng không nên xuống nước khi bụng căng đầy, vì hệ tuần hoàn buộc phải cáng đáng cả công việc của dạ dày nên không cung ứng đủ oxy cho các bắp cơ và giữ ấm cơ thể. Muốn phòng ngừa "chuột rút", tất cả các giai đoạn của buổi đi bơi (khởi động, xuống nước, lên bờ) đều phải được thực hiện một cách khoa học.
1. Trước khi xuống nước:
Chú ý uống đủ nước khi trời nắng nóng (nên pha ít muối, hay nhất là chuẩn bị sẵn ở nhà theo tỉ lệ: 1 muỗng cà phê muối/1 lít nước), càng cẩn thận nếu trước đó bạn nôn mửa quá hăng do say xe hay bị “tào tháo”tróc nã vì ăn uống không hợp phong thổ.
Nhất thiết phải dành khoảng 30 phút để khởi động cơ thể:
- Làm các động tác nhằm khởi động cơ bắp và các khớp. Có thể áp dụng các bài thể dục buổi sáng; nên tập hai lần với cường độ khác nhau.
- Chạy cự ly ngắn (100 m) chậm - nhanh dần - chậm dần và trở về trạng thái cân bằng
- Tiếp tục khởi động các khớp theo thứ tự: khớp các đốt sống cổ, thắng lưng, khớp hông (háng), các khớp gối, cổ chân, ngón bàn chân, các khớp vai, khuỷu, cổ tay, các ngón tay. Thực hiện vận động vặn xoay vòng các khớp theo chiều kim đồng hồ và ngược lại
2.Khi xuống nước:
Lúc tiếp xúc với môi trường nước, trong cơ thể sẽ diễn ra quá trình phản ứng với 3 giai đoạn:
- Ức chế (khoảng 10-15 phút): Mặc dù đã được khởi động để sẵn sàng thực hiện hoạt động bơi lội nhưng khi tiếp xúc với nước, cơ thể vẫn có phản xạ co mạch ngoại vi, huyết áp tăng nhẹ, tim đập nhanh lên, nhịp thở tăng và mạch cũng nhanh hơn.
- Thích nghi: Đây là giai đoạn tiêu hao năng lượng, kéo dài khoảng 1-3 giờ tùy theo sức khỏe và sự rèn luyện của mỗi người. Lúc này, cơ thể đã bắt đầu thích nghi với môi trường nước, các biểu hiện ức chế dần dần hết; nhịp tim, mạch, nhịp thở và huyết áp ổn định và trở về trạng thái ban đầu. Trong giai đoạn này, các động tác cần được phối hợp nhẹ nhàng, chính xác, thoải mái. Khi bơi, cần chú ý quan sát để tránh các vùng nước xoáy hoặc dòng nước chảy xiết. Không bơi quá xa bờ, xa các phương tiện cứu hộ.
- Hồi phục (bù đắp): Lúc này, cơ thể đã tiêu hao nhiều năng lượng, cần được bù đắp phần năng lượng đã mất đi. Trên thực tế, người bơi sẽ thấy mỏi cơ, các động tác phối hợp rời rạc, không còn nhịp nhàng, báo hiệu cơ thể cần được nghỉ ngơi. Việc cố tiếp tục bơi sẽ dẫn đến hiện tượng chuột rút hoặc rét lạnh thứ phát
Khi cảm thấy mỏi cơ, người bơi cần giảm dần tốc độ, bơi vào gần bờ hoặc gần phương tiện cứu hộ, sau đó thả lỏng toàn thân trong tư thế nổi 3-5 phút rồi lên bờ. Trường hợp cảm thấy rét lạnh thì phải lên bờ ngay, tìm nơi kín gió hoặc có lửa để sưởi ấm; có thể uống một ít nước trà đường nóng.
3. Khi lên bờ:
Cần nằm nghỉ ngơi, thư giãn cơ 10-15 phút ở nơi kín gió, sau đó tắm rửa lại bằng nước ấm trong phòng kín gió 5-10 phút. Lau khô người và mặc quần áo ấm ngay trong phòng. Chú ý lau khô tai, mũi, mắt; khi cần thiết có thể nhỏ thuốc. Nếu mệt, nên uống một cốc trà đường nóng.
 *  Đối phó thế nào khi bị "Chuột rút":
Bất cứ ở chỗ nông hay sâu, việc đầu tiên là phải báo cho người xung quanh biết nếu có thể. Khi ở chỗ sâu, nếu cơ bụng bị chuột rút (rất nguy hiểm), phải bình tĩnh thả lỏng toàn thân trong tư thế dang rộng tay chân, từ từ hít sâu và dùng tay bấm các huyệt xung quanh (có thể bấm cả các huyệt bên chi đối xứng) và xoa nhẹ nhàng lên vùng chuột rút rồi nhờ người xung quanh hoặc bộ phận cứu hộ giúp đưa lên bờ. Trường hợp quá xa nơi cứu hộ hoặc có một mình thì khi thấy đỡ nhờ tự xử trí như trên, phải nhẹ nhàng bơi vào bờ.
Khi bị "chuột rút" ở các vùng cơ khác cần tìm cách lên bờ hay ít ra cố lết đến vùng nước nông, sau đó tự mình hay nhờ bạn bè giúp sức chữa chuột rút bằng các cách sau:
- Chuột rút ở bắp chân (thường gặp nhất) hãy gắng nhỏm dậy duỗi thẳng chân, đứng bằng gót và ngón giúp cơ bắp vế giãn ra. Có thể gọi người giúp bằng cách nằm xuống giữ chân thẳng tối đa và nhờ ai đó đẩy mạnh các ngón bàn chân ngược về hướng đầu gối.
- Chuột rút ở đùi, nên ngồi xuống, người giúp kéo chân nạn nhân ra thật thẳng, đồng thời nâng gót chân lên cùng lúc dùng tay kia ấn mạnh đầu gối xuống.
Nên nhớ, khi không có khả năng bơi vào bờ, bạn càng hoảng loạn quẫy đạp lung tung bạn càng chìm mau. Do vậy nếu sóng không lớn lắm hãy bình tĩnh thả ngửa cơ thể trên mặt nước chờ người đến cứu (hãy ôn lại kiến thức thả nổi đã học).
Nên nhớ, khi cần người cứu chỉ giơ một tay “la làng” còn một tay để đập nước nếu giơ cả hai tay lên thì bạn nhanh chóng chìm xuống dưới. Nên phòng xa bằng cách đội mũ bơi màu càng sặc sỡ càng tốt để mọi người hay nhân viên cứu hộ có thể phát hiện bạn từ xa. Nên chọn điểm bơi trong tầm mắt của các chòi cứu hộ, đương nhiên không gì tốt bằng có một chiếc phao bơi bên mình. Sau cùng khi đã bị chuột rút, tốt nhất không nên xuống nước lần nữa mà hãy gắng đợi vào ngày hôm sau.

  * Chữa trị:

Chuột rút do thiếu ôxy có thể được chữa bằng việc hít thở sâu, và làm giãn cơ. Chuột rút do thiếu nước và muối ăn có thể chữa bằng việc giãn cơ, uống thêm nước và ăn thêm muối. Chuột rút cơ bắp cũng được chữa bằng cách xoa bóp nhẹ lên chỗ bị đau, giãn cơ và chườm nóng hoặc chườm lạnh. Việc chườm nóng làm tăng tuần hoàn máu và làm cơ đàn hồi hơn, tuy nhiên một số người cảm thấy việc chườm nóng làm đau hơn là chườm đá. Sau khi đỡ đau cũng có thể vận động nhẹ tăng dần để máu lưu thông tốt hơn. Chuột rút do kinh nguyệt có thể được chữa bằng uống các thuốc loại ibuprofen, tập thể dục giãn cơ hoặc tắm bồn nước nóng. Nếu các biện pháp trên không giúp giảm đau, đây có thể không phải chuột rút mà là các bệnh khác

Thứ Tư, 8 tháng 10, 2014


     
       Làm thế nào nổi ngửa được trên nước?  Thả ngửa nổi là một kỹ thuật bơi lội có thể giúp người bơi thư giãn, nghỉ ngơi khi mệt hoặc đối phó với chuột rút hay các sự cố sông nước khác. Tuy nhiên, ngay cả đối với những người đã biết bơi, kỹ thuật thả ngửa nổi khá khó. Muốn học thả nổi ngửa nhanh và dễ, trước khi xuống nước, cần tìm kỹ hiểu khả năng cân bằng của cơ thể rồi mới xuống nước thực hành.


-         Tìm hiểu trên cạn:

       Ta có trò chơi sau: Đặt một cái thước gỗ học trò dài khoảng 30 cm lên sống ngón tay trỏ. Nếu điểm đặt nằm ở giữa thanh thước (15 cm), thước sẽ nằm ngang, cân bằng do trọng lượng thước ở 2 đầu bằng nhau. Giờ dịch điểm đặt sang phải hoặc sang trái một chút thì đầu thước trái hay phải sẽ chìm xuống tương ứng do sự thay đổi trọng lượng cánh thước ở 2 phía điểm đặt.

       Sau đó, cắt 2 cm ở phần trái để thước chỉ còn dài 28 cm. Nếu vẫn đặt thước ở điểm 15 cm như trước, phần phải sẽ chìm xuống (lúc này cánh trái dài 13 cm, cánh phải dài 15 cm). Có hai cách làm cân bằng thước: 1 - Đặt thước ở điểm 14 cm để trọng lượng 2 cánh bằng nhau; 2 - Vẫn đặt thước ở điểm 15 cm, nhưng đặt chồng 2 cm thước vừa cắt rời ra lên đầu mút cánh trái. Thước cân bằng bởi tuy cánh trái ngắn hơn cánh phải 2 cm nhưng vẫn có trọng lượng bằng cánh phải. Với cách 2 này, trọng tâm (trung tâm trọng lực) của thước đã dời đi 1 cm về phía cánh trái.

        Có thể coi cơ thể con người là “một cái thước” có chiều dài bằng chiều cao đo từ mặt đất tới đỉnh đầu. Nếu muốn cơ thể ta nằm ngang, cân bằng trên một điểm tựa nào đó, phải đặt cơ thể ở điểm trọng tâm để trọng lượng phía đầu và chân bằng nhau. Tương tự, ta có thể dịch chuyển điểm trọng tâm này bằng cách thay đổi riêng lẻ hoặc phối hợp 2 cánh tay đòn phía đầu và phía chân: Dang rộng hai chân sang ngang thành chữ V, hoặc gập vuông góc giữa đùi và cẳng chân (người lùn đi, cánh tay đòn phần chân ngắn lại), hoặc duỗi, chắp hai tay lên đỉnh đầu (cánh tay đòn phía đầu tăng lên vì tính cả chiều dài cánh tay).

     Ở dưới nước, do phân bổ trọng lượng cơ thể không đồng nhất (đầu nhẹ, chân nặng) như cái thước gỗ và do lực đẩy nổi Archimedes của nước tác động khác nhau lên các phần cơ thể khác nhau, nên trong tư thế thả nổi tự nhiên (sấp hay ngửa), tay xuôi xuống dưới, thân người sẽ nằm xiên xiên trong nước, đỉnh đầu lập lờ sát mặt nước còn chân chìm phía sâu (giống cái bập bênh) với điểm trọng tâm nằm ở đâu đó ngang phần thắt lưng. Muốn thả nổi với phần mặt, mũi nhô khỏi mặt nước, ta phải điều chỉnh hai cánh tay đòn (phía đầu và phía chân) như đã nói ở trên để thân người ngang bằng mặt nước, tức là chân phải nổi hơn lên so với khi không làm gì.

      Ta còn có thể dùng hơi thở để điều chỉnh trọng tâm cơ thể cũng như độ nổi của phần đầu, ngực nói riêng và độ nổi của toàn cơ thể nói chung. Khi thở sâu vào, phổi nhiều không khí hơn sẽ đẩy phần ngực, đầu và toàn bộ cơ thể nổi hơn, còn khi thở ra, ngực, đầu và toàn bộ người sẽ từ từ chìm xuống.

-  Thực hành dưới nước:

*   Yêu cầu: Trước khi học thả nổi ngửa cần làm chủ kỹ thuật thở: “Trên mặt nước há miệng thở vào, dưới mặt nước thở ra bằng mũi”. Lưu ý là trong thả nổi ngửa, khi chìm đầu xuống nước luôn phải thở ra, vì nếu không thở ra, dưới tác động của trọng lực, nước sẽ chảy vào lỗ mũi gây sặc. Nên có kính bơi, nút tai để bảo vệ mắt, tai, tránh phân tâm khi tập.

       Đứng ở nơi nước ngập ngang rốn, hay ngang ức (để đảm bảo an toàn), dang tay sang hai bên tạo với cơ thể hình chữ thập rồi vừa hít sâu vào vừa từ từ ưỡn cong người ra phía sau (như uốn dẻo) để đặt tay, lưng, đầu xuống cho tới khi nước ngập cân bằng qua hai bên mang tai. Lúc này hai đầu bàn chân vẫn bám sàn bể bơi. Nhớ là làm thật từ từ để nước tiếp nhận và đẩy cơ thể của bạn nổi lên, nếu đổ ùm lưng ra sau (lỗi này số đông hay mắc) thì phần đầu sẽ chìm ngay xuống, rất dễ sặc nước.

        Khi thân người đã nằm ngang, hãy ấn nhẹ hai đầu mũi chân xuống sàn, đẩy người lao về phía sau, đồng thời nâng chân lên khỏi sàn bể bơi. Trong khi cơ thể bồng bềnh, lướt đi nhờ lực đẩy, người tập cần cảm nhận xem cơ thể mình phân bổ như thế nào trong nước để điều chỉnh hai cánh tay đòn (tay, chân) cho phù hợp theo cách ở trên.

       Trong tập thả nổi ngửa, ngoài lỗi đổ ùm lưng xuống như đã nói ở trên, còn một lỗi khác mà số đông hay mắc là cứng người vươn đầu lên cao (vì sợ chìm đầu sẽ sặc) làm cho đầu thân và chân tạo thành một hình cong. Nguyên tắc của cái bập bênh là đầu này lên cao thì đầu kia chìm xuống, mà để thả nổi ngửa thì đầu và chân phải nằm ngang bằng. Để sửa lỗi này, người học cần thả nổi cho nước ngập trên mang tai, thở vào, ưỡn ngực và vểnh cằm lên cao cho đỉnh đầu chìm xuống còn chân thì nổi lên.
       Thả nổỉ ở biển khi gió lặng, sóng yên dễ hơn ở bể bơi và ở sông vì nước biển có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của nước bể bơi, nước sông và của cơ thể người. Ở Biển Chết, biển rất mặn, khối lượng riêng của nước ở đây rất cao, cao đến nỗi người không biết bơi vẫn có thể nằm ngửa trên mặt nước đọc sách hay tập thiền.

Chúc bạn thành công.
Tiến sĩ Phạm Anh Tuấn
Giám đốc Trung tâm E-Bơi

Nguồn VnExpress.net